Giả thuyết nghiên cứu là gì?

Mục lục bài viết

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, chúng ta gặp phải thuật ngữ giả thuyết nghiên cứu. Vậy giả thuyết nghiên cứu là gì? Vai trò của giả thuyết nghiên cứu như thế nào? Chức năng của giả thuyết nghiên cứu là gì? Cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu ra sao?

Nhằm đem đến các thông tin hữu ích cho Quý độc giả về giả thuyết nghiên cứu, chúng tôi thực hiện bài viết này. Mời Quý vị tham khảo:

Giả thuyết nghiên cứu là gì?

Giả thuyết nghiên cứu là nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.

Ví dụ: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh viên không làm việc đúng chuyên ngành là do không có các trải nghiệm thực tế về nghề nghiệp trong trường đại học.

Giả thuyết nghiên cứu có thể đúng hoặc sai. Người nghiên cứu đề ra giả thuyết nghiên cứu nhằm định hướng nghiên cứu và kế hoạch thực hiện nghiên cứu khoa học.

Đọc tiếp  Các loại bản vẽ xây dựng trong tiếng anh

Phân loại giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu được chia thành 7 loại chính dựa vào đặc điểm của giả thuyết, cụ thể như sau:

1/ Giả thuyết không

Giả thuyết không là giả thuyết khoa học cho rằng các biến nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu không có bất kỳ mối quan hệ nào với nhau. Cũng vì vậy mà giả thuyết không còn được gọi là một giả thuyết không liên quan.

2/ Giả thuyết chung hoặc lý thuyết

Giả thuyết chung hoặc lý thuyết là các giả thuyết khoa học xây dựng dựa trên hoạt động khái niệm hóa mà không định lượng cụ thể các biến nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu.

3/ Giả thuyết công việc

Giả thuyết công việc là giả thuyết khoa học được chứng minh, bác bỏ hoặc hỗ trợ thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học. Qua các cuộc điều tra thực tế, các kết quả điều tra, người nghiên cứu có thể xác minh các giả thuyết công việc.

4/ Giả thuyết tương đối

Giả thuyết tương đối hay còn được gọi là giả định tương đối, là các giả thuyết nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của các biến số nghiên cứu với nhau. Giả thuyết này thường dùng để miêu tả mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các giả thuyết nghiên cứu.

5/ Giả thuyết có điều kiện

Giả thuyết có điều kiện là các giả thuyết cho rằng một biến nghiên cứu phụ thuộc vào giá trị của hai biến nghiên cứu khác. Trong trường hợp này, giả thuyết có điều kiện sẽ bao gồm hai vế đó là hai biến “nguyên nhân” và một biến “ hiệu ứng”.

Đọc tiếp  Cập nhật: Giá thép tăng khủng khiếp, khóc ròng bên căn nhà xây dở

6/ Giả thuyết xác xuất

Giả thuyết xác suất là các giả thuyết khoa học thể hiện mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu và được đáp ứng trong hầu hết các đối tượng nghiên cứu, hầu hết dân số.

7/ Giả thuyết xác định

Giả thuyết xác định là các giả thuyết thể hiện mối quan hệ giữa các biến số luôn luôn được đáp ứng. Nói cách khác, điều kiện và hiệu ứng luôn tồn tại song song với nhau.

Vai trò của giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu có vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình nghiên cứu bởi:

– Giả thuyết nghiên cứu là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học.

– Giả thuyết nghiên cứu định hướng nghiên cứu khoa học.

– Giả thuyết nghiên cứu là tiền đề để thực hiện các nghiên cứu khoa học.

– Giả thuyết nghiên cứu là cơ sở phát triên của nghiên cứu khoa học.

– Giả thuyết nghiên cứu tạo nên nghiên cứu khoa học.

Chức năng của giả thuyết nghiên cứu

Chức năng cơ bản của giả thuyết nghiên cứu chính là phán đoán.

Phán đoán là một thao tác logic nhờ đó người ta nối liền các khái niệm để khẳng định khái niệm này là hoặc không phải khái niệm kia.

Giả thuyết nghiên cứu khoa học có tính chỉ đường. Mendeleev đã nói rằng “Có một giả thuyết sai, vẫn hơn không có một giả thuyết nào cả.” Thông qua các giả thuyết, người nghiên cứu mới có thể hoàn thành nghiên cứu khoa học của mình.

Đọc tiếp  Nội dung về Nghị định 59/2015/NĐ-CP quản lý dự án đầu tư xây dựng

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Để xây dựng được một giả thuyết nghiên cứu, người nghiên cứu cần nắm vững 2 yếu tố:

– Nhận dạng chuẩn xác loại hình nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai).

– Phương pháp đưa một phán đoán

Đây là phương pháp chính, sử dụng tư duy logic hay suy luận cá nhân của chủ thể nghiên cứu để đưa ra các phán đoán từ đó xây dựng thành giả thuyết nghiên cứu.

Có ba hình thức suy luận thông dụng:

+ Suy luận theo hướng diễn dịch: Trong hình thức này, nhà nghiên cứu sẽ tư duy bắt đầu từ những phát đoán đã có sẵn rồi mới phát triển và đưa ra thành giả thuyết nghiên cứu.

+ Suy luận theo hướng quy nạp: Đây là hình thức suy luận cần có khả năng phân tích và tổng hợp cao. Người nghiên cứu sẽ tổng hợp những cái riêng, thành những cái chung và đưa ra giả thuyết nghiên cứu.

+ Suy luận theo hướng loại suy: Đây là hướng suy luận đồng cấp. Nhà nghiên cứu sẽ suy luận từ cái riêng đến cái riêng, tìm ra những điểm chung hay loại trừ những suy luận không liên quan.

Trên đây là một vài nội dung chúng tôi chia sẻ liên quan đến giả thuyết nghiên cứu là gì? Bài viết rất mong nhận được những phản hồi, đóng góp từ Quý độc giả để thêm hoàn thiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *